HỘ KINH DOANH LÀM KẾ TOÁN THẾ NÀO, AI CÓ THỂ LÀM KẾ TOÁN CHO HỘ KINH DOANH.

Ngày 11/10/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 88/2021/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đối tượng áp dụng Thông tư này là :

–  Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế (bắt buộc phải thực hiện).

– Cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này thì được khuyến khích áp dụng (không bắt buộc, khuyến khích).

Ai có thể làm kế toán cho hộ kinh doanh ?

  • Bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quyết định
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Hộ kinh doanh có thể áp dụng chế độ kế toán nào ?

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo thông tư 88/2021/TT-BTC.

Tài liệu chứng từ kế toán được bảo quản lưu trữ như thế nào ?

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán.